Thể Thao Thể Thao Việt Nam

Các Liên đoàn – Hiệp hội có tụt hậu giống như lời ông Nguyễn Hồng Minh?

6 phút, 9 giây để đọc.

Đã từ lâu, chúng ta biết đến các Liên đoàn – Hiệp hội qua những môn thể thao. Các Liên đoàn và Hiệp hội là nơi đưa ra toàn bộ quyết định cho môn thể thao mà họ đại diện. Có thể nói, đây là cơ quan đầu não của các môn thể thao. Vì nếu chưa được cho phép, các trận đấu chuyên nghiệp ở các bộ môn không thể diễn ra. Mới đây, Ông Nguyễn Hồng Minh – một người nắm giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trong thể thao VIệt Nam đã có chia sẻ về tình hình hiện tại của Liên đoàn – Hiệp hội tại Việt Nam. Cùng xem ông đã nói những gì nhé.

Ông Nguyễn Hồng Minh là ai?

Nguyễn Hồng Minh nguyên là vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao, nguyên tổng thư ký của Liên đoàn Thể dục Việt Nam, Ông nguyên là trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại các kỳ Olympic, Asian Games, SEA Games. Có rất ít những thông tin về tiểu sử của ông Nguyễn Hồng Minh được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo ghi nhận từ nhiều bài viết và phỏng vấn của ông trên các báo đài về thể thao Việt Nam, ông sinh năm 1947 tại Hà Nội. Ông có thâm niên công tác hơn 40 năm trong ngành thể thao với nhiều vai trò và vị trí khác nhau. Ông là một người đầy tâm huyết và có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành thể thao Việt Nam.

Nguyễn Hồng Minh là ai?

Ông Nguyễn Hồng Minh là người có nhiều năm gắn bó với công tác hoạch định. Và tham mưu các đề án phát triển thể thao của Việt Nam. Khi được lãnh đạo Ủy ban thể dục thể thao giao làm trưởng đoàn thể thao Việt Nam tham dự các đại hội quốc tế. Ông đã hoạch định công việc cho các bộ môn và đội tuyển rất rõ ràng. Những môn thể thao nào có thể tiếp cận được với thành tích châu Á. Ông đầy mạnh đầu tư chăm lo chính. Có đôi lúc ông phải chấp nhận với kế sách “đi tắt đón đầu”.

Ý kiến của ông Nguyễn Hồng Minh về thực trạng các liên đoàn hiện nay

Theo vị chuyên gia kỳ cựu từng làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam. Dù có nhiều nguyên nhân song mấu chốt của vấn đề đang bế tắc này nằm ở chính cơ quan quản lý Nhà nước. So với thời mình còn làm cán bộ quản lý Nhà nước và trực tiếp. Ông thấy các tổ chức xã hội – nghề nghiệp thể thao hiện tại như thế nào?

Ông Nguyễn Hồng Minh: Tôi không thấy có gì khác cả, với sự trì trệ và ì ạch kéo dài trong một vòng luẩn quẩn. Từ Ủy ban Olympic quốc gia tới các Liên đoàn theo môn đều vẫn gần như hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan quản lý Nhà nước. Chỉ như một “cánh tay nối dài” về nhân sự, hoạt động, kinh phí. Thậm chí, hiện tượng nhà nước hóa còn ngày càng nặng nề. 

Ngay một Liên đoàn đã có thể tự chủ tốt nhiều mặt. Như Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cũng không bứt nổi sự kìm tỏa đó. Có rất nhiều người của ngành thể thao đang nắm vị trí chủ chốt bên các Liên đoàn. Hầu hết đều thuộc diện kiêm nhiệm. Từng có trường hợp quan chức đã nghỉ hưu từ lâu vẫn giữ chỗ VIP ở 2, 3 thậm chí là 5 tổ chức.

Các tổ chức đang dần trở nên công nghiệp hóa?

Tình trạng nhà nước hóa, rõ nhất sự kiêm nhiệm kiểu làm thêm của người nhà nước sẽ ảnh hưởng ra sao tới các Liên đoàn – Hiệp hội, thưa ông? Chính thực trạng này làm cho các Liên đoàn – Hiệp hội bị sai lệch hẳn. Với bản chất của mình là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Nơi tập hợp những người yêu thích và có khả năng về chuyên môn, tài chính… Cùng nhau thúc đẩy phong trào, thành tích. Nó cũng cản trở xu hướng xã hội hóa. 

Ý kiến của ông Nguyễn Hồng Minh về thực trạng các liên đoàn hiện nay

Về mặt cụ thể, chính những người của ngành nắm vị trí chủ chốt bên Liên đoàn sẽ chỉ quan tâm. Tập trung cho việc đưa tinh thần, thực thi nhiệm vụ của nhà nước. Nhất là khi, với điều kiện chung hạn chế về mọi mặt của các Liên đoàn. Có muốn làm gì cũng không làm nổi. Để rồi hoạt động của Liên đoàn lại rơi vào sự thụ động, ỷ lại, theo kiểu được chăng hay chớ.

Các tổ chức đang dần trở nên tụt hậu

Theo ông, tại sao các tổ chức xã hội – nghề nghiệp thể thao quốc gia lại rơi vào tình trạng chung yếu kém, tụt hậu kéo dài đến vậy? Luật TDTT ban hành năm 2007 rồi trước đó là Nghị định của Chính phủ. Cũng quy định rõ về các tổ chức xã hội – nghề nghiệp thể thao. Tôi cho rằng, mấu chốt ở đây là ngành thể thao đã không thực hiện đúng. Gần như không triển khai gì hay triển khai cho có.  

Ngay từ xuất phát điểm gắn với cơ chế “quan liêu bao cấp”. Cơ quan quản lý Nhà nước đã mặc nhiên coi các tổ chức là “cánh tay nối dài” của mình. Một nhận thức và tâm lý rất phổ biến đã trở thành một nếp quen là nhà nước phải quản. Chải nắm – trước hết về nhân sự – thì mới yên tâm. Mới đảm bảo cho ngành, cho chính tổ chức đó, cho cả môn. Kèm theo đó là câu chuyện quyền lực và quyền lợi. Vì thế, ngành thể thao đã ôm đồm từ các vị trí chủ chốt đến hoạt động tác nghiệp cụ thể. Đúng nghĩa “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Cần đến sự thay đổi của cơ quan quản lý nhà nước

Như vậy có thể thấy, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp thể thao chỉ có thể được “giải thoát”. Để phát triển từ sự thay đổi của cơ quan quản lý Nhà nước, thưa ông? Thực sự những gì đang diễn ra ở các tổ chức xã hội – nghề nghiệp thể thao đang đi ngược lại xu thế phát triển. Chúng ta cứ hô hào xã hội hóa, song một lực lượng đáng ra phải tiên phong. Đột phá với tư cách “đầu tàu” lại đang giậm chân tại chỗ. Đã đến lúc ngành thể thao phải thay đổi thực sự. Để tạo ra bước đột phá cho các Liên đoàn – Hiệp hội, không thể chậm trễ hơn nữa.

Cần đến sự thay đổi của cơ quan quản lý nhà nước

Dù có nhiều khó khăn về nhận thức, danh vị và quyền lợi. Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí nhưng hoàn toàn khả thi. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước thực sự quyết tâm và thực sự muốn thay đổi. Không nói đâu xa, chỉ cần ngành thể thao thực hiện tốt 9 nội dung chuyển giao quyền tác nghiệp cho các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, theo tinh thần của đề án khởi động từ cách đây 10 năm thì mọi chuyện chắc chắn đã khác hẳn chứ không tệ như bây giờ.

Nguồn: webthethao.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *