Vị thuốc Đào nhân
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Đào nhân – vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong bài thuốc đông y

4 phút, 35 giây để đọc.

Đào nhân từ lâu đã là vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Đây là vị thuốc quý đã tồn tại hàng trăm năm qua có mặt trong nhiều bài thuốc hay. Nó có thể trị nhiều loại bệnh như bệnh về phụ khoa, tắc động mạch, táo bón,… Hôm nay trong bài viết dưới đay, chúng tôi đề cập đến các kiến thức về dược liệu đào nhân, liều dùng và các bệnh có thể điều trị được từ đào nhân. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết này, nếu có những kiến thức nào hay hơn, hãy chia sẻ cho chúng tôi nhé.

Tổng quan về dược liệu đào nhân

Cây đào là một cây nhỏ, cao chừng 3–4m, thân cây nhẵn. Trên thân thường có chất nhầy đùn ra gọi là nhựa đào. Lá mọc so le, hình mác, có cuống ngắn; khi vò ra có mùi hạnh nhân. Hoa mọc riêng lẻ, màu hồng nhạt, dày đặc ở cành trước khi cây ra lá.

Quả đào gần giống như hình cầu, có một rãnh bên khá rõ chạy dọc theo thân quả. Bên ngoài quả phủ đầy lông tơ mịn, khi chín có màu vàng lục nhạt, đôi khi có đốm đỏ. Hạt có hình trứng hơi dẹt, đầu nhọn sắc, cứng, có nhiều rãnh sâu, không đều nhau, màu đỏ nâu.

Tổng quan về dược liệu đào nhân

Đào nhân chính là nhân hạt của quả đào (semen persicae). Khi quả chín, người ra lấy nhân hạt bằng cách đập vỡ vỏ rồi đem phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Nhân hạt có hình bầu dục dẹt, phẳng, vỏ ngoài mỏng màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, có các nếp nhăn dọc. Khi dùng có thể để nguyên vỏ lụa và đầu nhọn, giã giập; dùng sống hoặc ngâm nước nóng cho tróc vỏ, bỏ đầu nhọn, sao vàng, giã giập.

Vị thuốc đào nhân là vị thuốc quý tồn tại cả trăm năm nay; được dùng trong các bài thuốc điều trị bệnh phụ khoa, táo bón, tắc động mạch. Để hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như bài thuốc chữa bệnh của vị thuốc này mọi người cùng tham khảo bào viết dưới đây nhé!

Công dụng của dược liệu đào nhân là gì?

Trong Y học cổ truyền vị thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các chứng đau kinh, kinh bế, đau bụng sau sanh, trưng hà tích tụ; chấn thương ngã đau, phế ung, trường ung, đại tiện táo bón.

Đào nhân vị đắng có thể tả huyết nhiệt, thể nhuận có thể nhuận tràng táo; dùng cả vỏ, tán vụn, thuốc đi vào kinh Can chủ phá súc huyết, trục nguyệt thủy. Trường hợp toàn thân đau nhức, chân tay tê dại, bán thân bất toại bên trái, chân trái đau nhiều; dùng thuốc để thư kinh hành huyết hoạt huyết, có tác dụng khu ứ sinh tân. Nếu bỏ vỏ đập nát để dùng, thuốc đi vào đại tràng trị huyết khô tiện bế; huyết táo tiện nan để nhu nhuận lương huyết, hòa huyết, có tác dụng khai kết thông trệ.

Công dụng của dược liệu đào nhân

Tác dụng của Đào nhân

Đào nhân có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu, tăng mức cAMP trong tiểu cầu; ức chế máu ngưng tụ, có tác dụng co tử cung, cầm máu đối với sản phụ sanh con so. Do thành phần dầu Lipit của thuốc chiếm 45% nên thuốc có tác dụng nhuận tràng. Thuốc có tác dụng kháng viêm ở giai đoạn đầu trên súc vật thực nghiệm. Thuốc có tác dụng giảm ho. Glucoxit khổ hạnh nhân có tác dụng ức chế tế bào ung thư có chọn lọc. Liều dùng của đào nhân: Liều thường dùng 6 – 10g đập vụn. Lưu ý: Tác dụng của vị thuốc đông y Đào nhân có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Vị thuốc Đào nhân có thể chữa được bệnh gì?

Rối loạn kinh nguyệt

Đào nhân, Đương qui đều 10g, Hồng hoa, Tam lăng đều 5g; sắc nước uống trị chứng kinh bế do huyết ứ. Sinh hóa thang ( Cảnh nhạc toàn thư): Đương qui 32g, Đào nhân 12g, Xuyên khung 12g, Chích thảo 2g, Bào khương 2g; sắc nước uống hoặc ho thêm ít rượu sắc uống. Trị chứng sau sinh đau bụng do huyết ứ. Bài thuốc còn có tác dụng tăng sữa cho người mẹ. Đào hồng tứ vật thang ( Y tông kim giám): Đương qui 12g, Sanh địa 16g, Xích thược 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 8g, sắc nước chia 2 lần uống.

Đào nhân trị rối loạn kinh nguyệt

Triệu chứng táo bón

Trị chứng táo bón ở người già, phụ nữ sau sinh: Ngũ nhân hoàn ( Thế y đắc hiệu phương): Đào nhân 20g, Hạnh nhân 12g, Tùng tử nhân 4g, Uất lý nhân 1g, Bá tử nhân 12g, Trần bì 8g, Mật làm hoàn, mỗi lần uống 4 – 8g.

Nhuận tràng hoàn: Hạnh nhân, Đào nhân,Sanh địa 15g Hỏa ma nhân, Đương qui đều 10g, Chỉ xác 10g, tán bột mịn luyện mạt làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc sắc uống.

Bệnh tắc động mạch

Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui,  Xuyên khung, đan sâm, Xích thược, Ngưu tất, Kim ngân hoa, Huyền sâm đều 10g, Địa miết trùng, Tam lăng, Nga truật đều 6g, Địa long 10g, Thủy điệt, Manh trùng, Sanh cam thảo đều 3g sắc uống.

Nguồn: Yhoccotruyenvn.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *