Ngày nay, thông qua các video trên kênh Youtube, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng sao nhí nổi tiếng không phải là chuyện hiếm đối với cộng đồng mạng. Điều đáng nói là chỉ vì chính sách thanh toán hậu hĩnh của Youtube mà nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng để con em mình có những hành động không phù hợp với lứa tuổi và làm video với mục đích “kiếm tiền”. Trẻ con sinh ra nên sống đúng với lứa tuổi của chính mình, ‘có quyền’ ngây thơ và hưởng thụ cái thời gian ngày bé; vì vậy mới nói, đừng để trẻ em trở thành công cụ kiếm tiền.
Góc tối của những video triệu view trên Youtube
Với vẻ ngoài thơ ngây, biểu cảm hồn nhiên của lứa tuổi thiếu nhi, cộng với sự phát triển của đồ họa vi tính, không khó để các video của Youtuber nhí có thể thu hút được lượng người xem khủng. Cũng từ đây, một khoản tiền không nhỏ sẽ được chi trả cho bố mẹ chúng từ việc sản xuất các video.
Youtuber nhí 6 tuổi mua được căn nhà trị giá 9,5 tỉ won
Còn nhớ mới đây, dư luận thế giới xôn xao khi Youtuber nhí người Hàn Quốc Boram. Dù chỉ mới 6 tuổi nhưng đã mua được căn nhà trị giá 9,5 tỉ won (8,06 triệu USD) ở Gangnam, Seoul. Nơi vốn được mệnh danh chỉ dành cho giới nhà giàu tại Hàn Quốc từ công việc cùng bố mẹ làm video trên Youtube. Theo thống kê của Social Blade, hiện 2 kênh Youtube Boram Tube Toys Review và Boram Tube Vlog có tổng số lượt đăng ký lên tới hơn 30 triệu; và trở thành các kênh có doanh thu quảng cáo cao nhất xứ củ sâm.
Nhưng sự chú ý của công chúng với Boram ngày càng tăng lên. Khi cha mẹ của em bị tổ chức Save The Children cáo buộc lạm dụng; và đẩy em vào những tình huống nguy hiểm để quay clip câu view. Theo đó, các video được cha mẹ em đăng tải cho thấy hình ảnh một bé gái 6 tuổi ăn cắp ví tiền từ cha mẹ; phá hỏng con búp bê yêu thích. Thậm chí là hành động như thể đang mang thai và chuyển dạ. Ngay sau khi nhận làn sóng chỉ trích từ dư luận; cha mẹ của Boram đã phải lên tiếng xin lỗi và gỡ bỏ những video có nội dung xấu.
Hình ảnh cặp song sinh Sua và Suji xuất hiện trên kênh Youtube
Cách đây không lâu, hình ảnh cặp song sinh Sua và Suji xuất hiện trên kênh Youtube khác dành cho trẻ em Ttua Ttuji TV tỏ vẻ khó chịu khi phải ăn bạch tuộc. Video này sau đó cũng hứng không ít “gạch đá” của cộng đồng mạng. Kinh khủng hơn, bà Machelle Hackney ở Mỹ còn bạo hành chính những người con nuôi của mình. Vì chúng không diễn tốt trong những đoạn video; không nhớ thoại hoặc không nghe lời của bà.
Cảnh sát phát hiện bà đã bỏ đói nhiều đứa trẻ; nhốt chúng trong tủ quần áo và cả xịt hơi cay. Trước khi đóng cửa, kênh Youtube Fantastic Adventures của người phụ nữ này thu hút tới hơn 800.000 lượt theo dõi; khoảng 250 triệu lượt xem ở các video trên kênh. Hiện, bà đã phải đối mặt với cáo buộc ở nhiều tội danh khác nhau về bạo hành trẻ em.
Đừng để trẻ con trở thành công cụ kiếm tiền!
Không thể chấp nhận việc đẩy con mình vào nguy hiểm để kiếm tiền
Thực tế, việc cha mẹ muốn con cái của mình được nổi tiếng hay tự hào với những người xung quanh rằng con của họ có thể kiếm tiền bởi tài năng ngay từ khi còn nhỏ không có gì sai trái. Nhưng việc đẩy những đứa con của mình vào nguy hiểm để kiếm tiền. Dù đứng dưới góc độ nào đều là không thể chấp nhận. Mặc dù ở Việt Nam chưa có trường hợp tương tự nào xảy ra. Nhưng đây cũng sẽ là bài học cho các bậc cha mẹ. Khi đưa con em mình lên với mục đích làm video kiếm tiền.
Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ thường có xu hướng nghe lời người lớn. Nên nếu các bậc cha mẹ ép con cái mình phải làm điều mà chúng không muốn hay đi ngược lại với chuẩn mực xã hội. Điều này sẽ dẫn đến hình thành yếu tố tiêu cực trong phát triển nhân cách của trẻ. Chưa kể nếu hình ảnh trẻ ứng xử lệch chuẩn bị phát tán trên mạng; những đứa trẻ sẽ trở thành tâm điểm của sự chỉ trích của dư luận. Với những đứa trẻ có bản lĩnh hoặc nhận được sự giúp đỡ từ gia đình; thì có thể đương đầu với sức ép. Nhưng nếu tâm lý không vững, rất có thể chúng sẽ trượt dài trong sự tuyệt vọng; nguy hiểm hơn có thể tự giải thoát cho mình bằng cái chết.
Trẻ mất đi sự trong sáng vốn có của mình
Bên cạnh đó, việc phụ huynh cho con làm những hành động không đúng với lứa tuổi còn khiến các em mất đi sự trong sáng vốn có của mình. Bởi nếu các em đã quen với việc những hành động tiêu cực của mình tạo nên sự nổi tiếng. Nhưng sau một thời gian không còn được chú ý; tự các em sẽ tìm đến những hành động bốc đồng, chiêu trò. Thậm chí tự đẩy mình vào nguy hiểm để thỏa mãn bản thân.
Có thể thấy những ngôi sao nhí trên Youtube ít nhiều đều có tiềm năng để phát triển năng khiếu nghệ thuật. Tuy nhiên, tài năng phải được cha mẹ hỗ trợ phát triển một cách toàn diện và lành mạnh. Chứ không phải trong môi trường tiêu cực. Bất chấp tất cả đẩy con em mình vào các mối nguy hại hay bóc lột chúng để kiếm tiền.
Ở đâu xa xôi, Việt Nam cũng đầy tình trạng này
Những đứa trẻ này không chỉ phải chịu đói, rét nơi đầu đường xó chợ mà ngay từ khi mới sinh ra đã trở thành công cụ kiếm tiền nuôi sống cả gia đình. Mỗi ngày chúng đều phải lang thang khắp cá ngõ ngách để tìm cách “bán hàng” mang tiền về cho bố, cho mẹ. Trẻ ăn xin hoặc bán rong ở các điểm thăm quan du lịch không còn là hình ảnh quá lạ lẫm. Tuy nhiên, ít ở đâu lại có nhiều và gây ám ảnh như ở Sa Pa (Lào Cai).
Những đứa trẻ ăn mặc mỏng manh trong cái lạnh cắt da thịt, mặt mày đen đúa, nhem nhuốc, chân trần hoặc loẹt quẹt trong đôi dép rách, cáu bẩn bụi đất… trên lưng còn “cõng” thêm em nhỏ, có mặt ở khắp các ngõ ngách chợ Sa Pa để “xin tiền” hoặc bán đồ lưu niệm
Nguồn: vanhoaonline.com.vn