Suy nhược thần kinh được biết đến là một trong những bệnh thường gặp ở những người làm việc trong môi trường có nhiều áp lực. Bệnh có thể kéo dài trong thời gian dài và gây ra nhiều bất ổn về thể chất lẫn tinh thần. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh suy nhược. Do đó để điều trị bệnh hiệu quả bạn phải tìm rõ nguyên nhân chính gây nên nó. Vậy có phương pháp phòng bệnh này không? Giải pháp cho người suy nhược thần kinh là gì? Hãy cùng với congngheso365 tìm hiểu ngay thông qua bài viết sau đây:
Tổng quan về bệnh suy nhược thần kinh
Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở những người học tập, lao động bằng trí óc có độ tuổi từ 20-45 nhiều hơn lao động chân tay, do stress hay chịu áp lực lớn từ công việc quá lớn. Vậy suy nhược thần kinh là gì? Nó có đáng sợ hay không? Suy nhược thần kinh được hiểu là tình trạng rối loạn chức năng não bộ, kiệt quệ hệ thống thần kinh do quá trình làm việc chịu nhiều căng thẳng, làm não con người gần như quá tải, suy nhược nặng nề khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự tập trung và phục hồi tái tạo lại tất cả chức năng các cơ quan trong cơ thể người.
Bệnh này thường có biểu hiện như thay đổi tâm trạng, dễ bị kích thích, rối loạn cảm giác, mất ngủ, biểu hiện trầm cảm, lo âu sợ hãi… Vậy nguyên nhân thực sự sinh ra nó là gì? Tác hại và cách khắc phục nó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu để ngăn ngừa bệnh tốt nhất.
Những nguyên nhân bị suy nhược thần kinh
Nguyên nhân do Stress
Theo nghiên cứu, căn bệnh này được ví như tâm bệnh xã hội, có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Bắt nguồn từ các yếu tố về hệ thần kinh trung ương, những yếu tố gây chấn thương tâm thần, nó có thể không nhiều nhưng lại kéo dài dẫn đến trở thành căn bệnh khó chữa. Stress một trong những lí do khiến chứng bệnh này xuất hiện,những căng thẳng áp lực kéo dài đè nặng lên bộ óc của con người làm mất đi sự cân bằng của 2 quá trình hưng phấn và ức chế ở họ.
Stress thường gặp là do gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, mâu thuẫn với gia đình bạn bè hay gặp nhiều rủi ro trong quá trình lao động và học tập,làm việc với cường độ quá cao,ức chế kìm nén cảm xúc thật của mình quá nhiều khiến hệ thần kinh của họ bị suy nhược, khó hồi phục. Có bao giờ bạn rơi vào tình trạng sang chấn tâm lý hay chưa? Sang chấn tâm lý quá mạnh, kéo dài quá lâu hay vượt xa sự chịu đựng của con người làm cho họ bị sốc thần kinh không kịp thời thích nghi như mất người thân, mất việc làm, phá sản… là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng bệnh này.
Do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Theo một số nghiên cứu, số người có xu hướng sống hướng nội, ít giao tiếp với mọi người xung quanh, sống khép mình và luôn thận trọng, sợ hãi và lo nghĩ quá nhiều có tỷ lệ suy nhược thần kinh cao hơn so với người bình thường.
Rồi những người có lối sống buông thả, không khoa học, ăn chơi, đua đòi. Và thường xuyên sử dụng các chất kích thích. Chẳng hạn như rượu bia, thuốc lá, heroin… . Chúng gây rối loạn đến hệ thần kinh trung ương, dẫn đến suy nhược khó phục hồi. Ngoài ra, các tác động từ bên ngoài cũng có thể gây nên căn bệnh này. Chẳng hạn như tiếng ồn, ô nhiễm môi trường sống. Đặc biệt môi trường làm việc căng thẳng kéo dài gây mất ngủ sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh.
Bên cạnh đó, suy nhược thần kinh còn bắt nguồn từ một số bệnh lý. Chẳng hạn như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, chấn thương sọ não… . Hay một số bệnh về nhiễm khuẩn mạn tính. Chẳng hạn như viêm loét dạ dày, viêm túi mật, viêm xoang… . Chúng làm cơ thể con người mệt mỏi, đau nhức, căng thẳng kéo dài dẫn đến suy nhược.
Những hậu quả do suy nhược thần kinh gây ra
Chứng bệnh này không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nó gây ra sự rối loạn thần kinh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người. Người bệnh thường rơi vào chứng mất ngủ sâu, ngủ không ngon hoặc thường xuyên gặp ác mộng được thực hiện bởi những tác động. Cho dù là tác động nhỏ như ánh sáng, tiếng ồn từ môi trường xung quanh. Hay việc mất ngủ ban đêm khiến ban ngày có cảm giác buồn ngủ. Nhưng không thể ngủ được dẫn đến cơ thể con người trở nên mệt mỏi, uể oải và không có tinh thần làm việc. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người.
Người mắc bệnh này thường dễ bị kích thích, khó chịu dù là tiếng động nhỏ. Có trạng thái thường xuyên đau đầu âm ỉ, đau vùng trán hoặc vùng thái dương có thể kéo dài đến vài dài giờ, khó chữa khỏi. Hệ thần kinh còn tác động đến hệ tim mạch làm tăng huyết áp, co mạch, kích thích lên các hệ hô hấp làm nhịp thở nhanh và dồn dập.
Ngoài ra còn gây các triệu chứng về thần kinh như đau nhức xương khớp, vùng đốt sống hoặc cổ. Những rối loạn nội tạng, giác quan, hoa mắt chóng mặt và còn có vòng kinh không đều. Những rối loạn cảm giác làm cho người bệnh có cảm giác lo âu, sợ hãi. Hồi hộp hay xúc động ảnh hưởng đến khả năng tập trung trong học tập lẫn công việc.
Tổng kết
Suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của chúng ta. Vậy cần làm gì để phòng ngừa và điều trị chứng bệnh này? Chúng ta cần có một lối sống lành mạnh. Chế độ ăn uống khoa học và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thường xuyên rèn luyện và chơi các môn thể thao lành mạnh. Hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại đến thần kinh cũng như sức khỏe.
Dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, giải tỏa căng thẳng, áp lực và làm việc với cường độ vừa phải. Nếu cảm thấy không cố gắng được nữa hãy đến gặp chuyên gia tư vấn và sử dụng thuốc điều trị phù hợp. Điều cuối cùng là hãy sống thật vui vẻ và lạc quan để có một được sức khỏe tốt và tránh được căn bệnh xã hội này.
Hy vọng với những thông tin từ bài viết trên đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Áp lực căng thẳng từ công việc và cuộc sống là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. Do đó hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái và chế độ ăn uống thật sự khoa học.
Bệnh suy nhược thần kinh có thể điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nhưng nếu không biết cách điều tiết cơ thể thì bệnh sẽ gây ra nhiều tác hại nghiệm trọng thậm chí là trầm cảm. Hãy luôn theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích!
Nguồn: dankhang.vn