Màn hình tivi và điện thoại đã ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?
Gia Đình Lối Sống

Màn hình tivi và điện thoại đã ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?

4 phút, 7 giây để đọc.

Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, không khó để bắt gặp những cảnh ông bà cha mẹ để con cháu ôm máy tính, chơi điện thoại, xem phim mỗi khi muốn dỗ con ăn hoặc dỗ con nín khóc. Ở độ tuổi lớn hơn, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những em bé ngồi cạnh màn hình máy tính, nơi chứa nhiều chương trình khác nhau từ phim ảnh, âm nhạc đến trò chơi. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ tác hại của việc sử dụng máy tính đối với trẻ nhỏ ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ. Việc cho trẻ sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Tivi và công nghệ hiện đại đã thay đổi cách trẻ em chơi

Tivi và công nghệ hiện đại đã thay đổi cách trẻ em chơi

Trẻ em có thể chơi một trò chơi với cốt truyện mà chúng đã thấy trên tivi. Thay vì tự mình nghĩ ra. Những người trông trẻ cho biết những người bạn tưởng tượng của trẻ em đang trở nên ít hơn. Thay vào đó việc dán mắt quá nhiều vào màn hình điện tử đã ảnh hưởng đến trí tưởng tượng của trẻ.

Một cuộc thăm dò mới đây ở Anh cho thấy gần ba trong bốn nhà trẻ gồm người quản lý và cô nuôi nghĩ rằng bây giờ ít trẻ em có bạn bè tưởng tượng hơn năm năm trước. Gần hai phần ba số người được hỏi nghĩ rằng màn hình các thiết bị điện tử đang khiến trẻ em ít trí tưởng tượng hơn.

Cuộc thăm dò của trang daynurseries.co.uk, đã hỏi 1.000 cô nuôi dạy trẻ. Tổng cộng có 72% đồng ý rằng bây giờ ít trẻ em có bạn bè tưởng tượng hơn năm năm trước. 63% những người được hỏi cho biết họ nghĩ rằng màn hình điện tử đang khiến trẻ em ít trí tưởng tượng hơn.

Tiến sỹ Paige Davis, giảng viên tâm lý học tại Đại học York St John; cho biết những đứa trẻ tạo nên những người bạn tưởng tượng thường ở độ tuổi từ 5 đến 7. Việc làm như vậy thường xuyên giúp trẻ xử lý một tình huống hoặc một số kỹ năng sống nhất định; như nói chuyện với người khác.

Bà Davis lưu ý tivi và công nghệ hiện đại đã thay đổi cách trẻ em chơi. Ví dụ, trẻ em có thể chơi một trò chơi với cốt truyện mà chúng đã thấy trên tivi. Thay vì tự mình nghĩ ra.

Một số tác động xấu đến trẻ nếu lạm dụng những ‘công nghệ hiện đại’ này

Hạn chế sự phát triển tư duy

Một số tác động xấu đến trẻ nếu lạm dụng

Nhất là khi trẻ chơi game trên máy tính và điện thoại quá nhiều; thì mọi suy nghĩ, hành động của trẻ đều hướng vào trò chơi làm cho trí tưởng tượng của trẻ bị thui chột đi. Điều đó khiến cho sự phát triển tư duy cũng như khả năng sáng tạo của trẻ bị giảm đi đáng kể.

Thiếu đi các kỹ năng cộng đồng

Học tập những kỹ năng cộng đồng là một yếu tố cần thiết để tạo nên hành công cho một đứa trẻ. Tuy nhiên nếu nghiện máy tính, điện thoại; trẻ em sẽ không còn hứng thú với việc học tập các kỹ năng cộng đồng.

Hãy để những đứa trẻ “nghiện” máy tính giao tiếp nhiều hơn với người thân trong gia đình; những đứa trẻ cùng trang lứa để giúp chúng tăng kỹ năng giao tiếp; tìm hiểu sự đồng cảm… Dĩ nhiên, để làm được điều này đòi hỏi các bậc phụ huynh cũng cần phải có sự đồng cảm với chính con của mình. Muốn con tránh được những tác hại của việc sử dụng máy tính quá nhiều; các bậc cha mẹ nên chọn cho con những khoảng thời gian cho trẻ tiếp xúc với máy tính tốt nhất; để bé luôn được khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Ảnh hưởng tới xương

Khi cho trẻ sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều, quá lâu mà không chịu ra ngoài vận động. Điều này khiến cho xương khớp trẻ bị ảnh hưởng trầm trọng. Làm cho trẻ không thể phát triển toàn diện được. Dễ gặp phải nguy cơ mắc các bệnh về cột sống như cong vẹo, lệch cột sống…

Tổn thương tới mắt

Sử dụng máy tính, điện thoại quá lâu; nhất là chơi game những hình ảnh chuyển động liên tục. Trẻ phải dõi theo quan sát khiến cho trẻ có thể bị căng mỏi mắt; nhức mắt, đau đầu, có thể mắc tật cận thị, loạn thị….. Ngoài ra khi tiếp xúc quá nhiều với những thiết bị này; những sóng điện từ phát ra có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Nguồn: vanhoaonline.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *