cách phòng ngừa bệnh gout
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Những điều cần biết về cách phòng ngừa bệnh gout

6 phút, 11 giây để đọc.

Bệnh gout (gút) còn có tên gọi khác là thống phong. Đây là một loại bệnh do sự tích tụ axit uric gây ra. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở nam giới, với triệu chứng đặc trưng là các cơn đau khớp dữ dội đặc biệt ở bàn chân. Bệnh Gout là một căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không điều trị sớm sẽ có thể tạo nên nhiều bệnh nền khác. Đặc biệt đây là bệnh khó điều trị nếu không thật sự nghiêm khắc trong chế độ ăn uống. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Hãy cùng với congngheso365 tìm hiểu những điều cần biết về cách phòng ngừa bệnh gout sau:

Những điều chưa biết về bệnh Gout

Bệnh Gout được xem là một căn bệnh hệ quả của lối sống hiện đại và ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống ngày nay. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh mà còn gây ra không ít những phiền toái cho sinh hoạt, đời sống và thậm chí là năng lực lao động của người đó.

Bệnh Gout xảy ra do sự lắng đọng các axit uric trong khớp. Các axit uric này khi tăng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng không thể chuyển hóa hết qua thận được mà tích tụ lại gây ra chứng viêm khớp. Các vị trí tích tụ thường nằm ở các khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân… . Gây ra đau đớn, sưng tấy, nhức mỏi vô cùng khó chịu.

phòng ngừa bệnh gout

Các nguyên nhân gây nên bệnh Gout

Theo như phân tích chuyên khoa, bệnh Gout là hệ quả của sự tăng axit uric đột biến khiến cơ thể nhất thời không thể kịp chuyển hóa hết chúng trong cơ thể. Vì vậy, nguyên nhân gây bệnh Gout chính là nguyên nhân làm gia tăng axit uric trong cơ thể.

Do bẩm sinh

Nguyên nhân này khá hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ nhỏ bởi cơ thể từ khi sinh ra đã thiếu hụt men HGPT dẫn đến chuyển hóa axit uric không ổn định. Trường hợp này thường rất nặng và khó điều trị.

Do di truyền

Đây là trường hợp xảy ra do mang gen di truyền từ gia đình. Những người này thường có nồng độ purin trong máu cao (axit uric được sinh ra trong quá trình phân hủy purin) nên cũng làm nồng độ axit uric tự nhiên tăng theo.

Do chủ quan

Những người tiêu thụ nhiều thức ăn, thực phẩm như nội tạng động vật, nấm, tôm, cua, thịt đỏ,…. Thường xuyên uống rượu bia sẽ làm tăng nồng độ purin trong cơ thể. Tạo điều kiện gia tăng axit uric dẫn đến sự lắng đọng hợp chất này trong khớp và gây bệnh Gout.

Đây được xem là nguyên nhân mang tính “xã hội” khi mà ngày càng nhiều người không kiểm soát được thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh của bản thân.

Do các bệnh lý

Bệnh Gout còn có thể là biến chứng đi kèm của các bệnh. Chẳng hạn như đa hồng cầu, tủy xương, suy giảm chức năng thận, thừa cân, béo phì. Đặc biệt sử dụng thuốc lợi tiểu khiến purin khó phân hủy.

Bệnh Gout có những triệu chứng nào?

Bệnh ở giai đoạn cấp tính

Các cơn đau khớp, thường là khớp ngón chân cái và một số khớp khác xuất hiện vào ban đêm, hoặc gần sáng. Đau trong nhiều giờ liên tiếp, kèm theo cơn đau là các biểu hiện sưng tấy, xung huyết, căng da, nóng đỏ, khó cử động khớp. Các vùng da quanh khớp thường tím đỏ, mẩn ngứa và bong tróc.

Có thể xảy ra một số triệu chứng đi kèm như tiêu chảy, nhức đầu, sốt nhẹ, tiểu nhiều, ớn lạnh.

Các cơn đau có thể biến mất sau vài tuần và trở lại sau vài tháng hoặc 1, 2 năm tùy thuộc vào việc chẩn trị và sinh hoạt của người bệnh Gout.

Giai đoạn nặng của bệnh

Các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, nhiều hơn, xuất hiện thành từng đợt, có thể từ đau nhẹ cho đến đau đớn dai dẳng kéo dài, đau dữ dội.

Khi bệnh Gout  đã chuyển nặng, các cơn đau xuất hiện ở nhiều khớp hơn: ngón chân, bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, ngón tay, cổ tay, bàn tay, khuỷu tay,… kèm theo đó là các dấu hiệu sưng, nổi u cục hay còn gọi là các hạt tophi ở vị trí khớp hoặc quanh khớp.

Bệnh Gout thể nặng sẽ dẫn đến biến chứng co cứng cơ khớp, biến dạng, teo cơ rất nguy hiểm.

Những điều cần biết về cách phòng ngừa bệnh gout

Để phòng tránh bệnh Gout hiệu quả cần sự tham gia nghiêm túc của người bệnh trong việc tuân thủ và thực hiện các chỉ dẫn. Các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả mà bạn nên áp dụng như sau:

Chú ý đến cân nặng:

Thừa cân, béo phì hiện nay được xem là một căn bệnh hiện đại bởi nó rất phổ biến. Chúng kéo theo nhiều hệ quả về các bệnh lý liên quan trong đó có Gout. Vì vậy nên duy trì cân nặng hợp lý để tránh tăng axit uric và sức ép lên các khớp. Ngược lại việc giảm cân cũng cần thực hiện khoa học nếu không muốn tình trạng bệnh Gout thêm trầm trọng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều đạm động vật, thực phẩm chứa nhiều purin. Chẳng hạn như nội tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trích, cá thu, sò, trai,… Hạn chế tối đa các loại thức ăn cay, nóng.

cách phòng ngừa bệnh gout

Cần tăng cường nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả. Đặc biệt là quả anh đào và quả mâm xôi có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ thuyên giảm bệnh.

Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố, hỗ trợ quá trình chuyển hóa axit uric. Đặc biệt nên uống nhiều các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat. Cần loại bỏ rượu, bia, các loại nước có gas hoặc hạn chế tới mức thấp nhất có thể.

Rèn luyện lối sống lành mạnh:

Cần có thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức. Gia tăng các hoạt động thể chất để rèn luyện sức khỏe cơ khớp. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh và điều trị từ sớm.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về những điều cần biết về cách phòng ngừa bệnh gout. Gút là một dạng viêm khớp gây đau khớp và sưng khớp. Chúng gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh với nhiều cơn đau dữ dội. Bệnh này hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa do chế độ ăn thiếu khoa học. Xuất hiện phổ biến ở những người béo phì. Do đó ngay từ bây giờ, để tránh và hạn chế bệnh Gout hiệu quả, chúng ta nên có một chế độ ăn phù hợp. Đồng thời hạn chế các chất kích thích và nhiều đạm để mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nguồn: soyte.namdinh.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *