Cố đô Huế là một địa danh không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam lẫn du khách nước ngoài. Nhưng để giới thiệu về thành phố Huế thì một lời khó có thể miêu tả hết được. Đây là một vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc với nhiều di sản và lễ hội độc đáo. Cùng với đó là nét đẹp trầm lắng, dịu dàng và bình yên của những danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc cung đình cổ kính. Và con người nơi đây đã khiến nó trở nên đặc biệt và thu hút hơn bất kì nơi nào khác.
Điểm nhấn của Huế không nằm ở sự sôi động, náo nhiệt mà chính ở nét lặng lẽ, nên thơ và rất đỗi oai hùng xa xưa đã đi sâu vào lòng người. Để rồi ai cũng phải lặng mình trước nét đẹp ấy, một cảm giác khó tả khiến bất kỳ ai cũng phải xao xuyến.
Huế không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh nên thơ. Đây còn là cái nơi sinh ra của những ngôi chùa cổ kính, mỗi ngôi chùa lại chứa đựng một câu chuyện đầy tính văn hóa – lịch sử và tâm lnh riêng. Hãy cùng điểm danh qua những ngôi chùa đẹp ở Huế mà bạn nhất định phải ghé qua một lần nhé!
Vẻ đẹp nguy nga tráng lệ của Chùa Thiên Mụ
Ngôi chùa là biểu tượng gắn với nét đẹp hiền hòa của cố đô Huế. Trở thành điểm du lịch Huế nhất định phải ghé thăm của bất kỳ một du khách nào ghé thăm nơi linh thiêng nhưng cũng đầy lãng mạn này. Nếu ghé Huế mà chưa một lần nhìn ngắm chùa Thiên Mụ thì bạn chưa thật sự đến Huế đấy.
Được xây dựng từ những năm 1.600. Và được bảo tồn qua nhiều lần. Chùa Thiên Mụ thu hút bởi vẻ nguy nga tráng lệ nhưng cũng không kém phần thanh tịnh, nên thơ. Gọi là chùa, nhưng chùa Thiên Mụ không có nhiều tượng Phật như những chùa khác. Chủ yếu là nơi lưu giữ các cổ vật quý giá về mặt lịch sử và nghệ thuật. Như những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, những câu đối, chuông đồng. Hay chiếc xe ô tô đã chở nhà sư Thích Quảng Đức đến nơi tự thiêu,…
Ngắm hoàng hôn ở dưới chân chùa Thiên Mụ cũng là một trải nghiệm mà bạn không nên bỏ qua. Nơi đây, khi chiều tà, không khí yên ắng, tĩnh mịch đến lạ. Khiến cho mỗi chúng ta thấy được cảm giác bình yên. Đến nỗi tưởng như chúng ta có thể cầm nắm nó trọn vẹn trong vòng tay của mình.
Nét Huế ở Chùa Huyền Không Sơn Thượng
Cách trung tâm không xa, theo hướng Tây men theo con đường dọc sông Hương. Qua cầu Xước Dũ chừng hơn cây số đến thôn Đồng Chầm, Hương Hồ, thị xã Hương Trà. Là nơi chùa – rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc. Chùa nép mình giữa một cánh rừng tịch mịch thanh tịnh tuyệt độ. Ẩn sâu trong thung lũng giữa 50 héc-ta cây xanh mướt bốn mùa. Ấn tượng đầu tiên là sự tĩnh lặng đến huyền ảo. Và không gian mát mẻ, thoáng đãng xung quanh. Không khí trong lành và tiếng vọng của thiên nhiên nơi đây như mời gọi chúng ta quay về với tâm hồn mình.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng được xây dựng từ cuối thập niên 80. Trên diện tích hơn 10 ngàn mét vuông, giữa cánh rừng thông và keo do nhà chùa tự ươm trồng. Quần thể chùa bao gồm các công trình chính: Chánh điện, Nghinh Lương Đình, Am Mây Tía, Chúng hòa đường, Quá thiện đường, các Tăng xá… Mỗi công trình đều được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống mang dáng dấp Huế. Và thấm đẫm hồn Việt. Không cầu kỳ sơn phết màu sắc. Hay họa tiết rồng phượng phức tạp. Mỗi công trình đều dành chỗ cho thiên nhiên len lỏi hài hòa. Duy trì màu xanh mạch lạc và một không khí trong lành, hướng thiện.
Tìm về cảnh thiền tịch mịch nơi chùa Huyền Không Sơn Thượng. Đắm mình trong không gian xanh. Mùi hương của cỏ cây, rừng suối, quyện với hương trầm. Thả lỏng, hít một hơi sâu và quay về với hiện tại. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy bình yên của mình ở nơi đây.
Chùa Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã – tuyệt tác nghệ thuật của Phật giáo
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm giữa lòng hồ Truồi thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc. Để đến được Thiền Viện, tại đập hồ Truồi, bạn sẽ phải đi đò mất khoảng 15 phút.
Đến với Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật của Phật giáo. Những họa tiết trang trí đượm màu cổ kính, những mái chùa cong vút đầu đao. Bạn sẽ có cảm giác như đang chìm trong hương trầm phảng phất trong bầu không khí thanh tịnh, trang nhã thoát tục. Với tiếng chuông thiền vang lên từng nhịp rơi vào hư không. Bay trên mặt nước trong phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Để lên tới cổng tam quan của Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, bạn phải vượt qua 172 bậc tam cấp bằng đá. Cổng tam quan của Thiền viện hiện ra cao vút, uy nghi trong nền trời xanh. Bạn có thể đi dạo bộ tham quan chiêm ngưỡng khung cảnh. Và các công trình kiến trúc đậm nét phật giáo bên trong Thiền viện. Tất cả được bao bọc bởi rừng núi nguyên sinh. Cây cối tươi tốt, những khu vườn hoa được chăm sóc kỹ càng tô điểm cho khuôn viên. Con người như lạc vào chốn thanh tịnh vô ưu. Tâm hồn nhẹ nhàng an lành hơn bao giờ hết.
Nét đẹp của Chùa Từ Hiếu
Chùa Từ Hiếu là một ngôi chùa nằm ẩn mình sâu trong rừng thông rộng lớn thuộc phường Thủy Xuân, TP. Huế. Đây là ngôi chùa gắn liền với câu chuyện về tấm lòng hiếu đạo của người con với mẹ già. Và ngôi chùa độc nhất là nơi an nghỉ của các quan thái giám dưới triều Nguyễn.
Chùa Từ Hiếu nổi bật bởi sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc. Và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Khiến bất cứ ai khi đặt chân đến cũng có cảm giác như đang lạc vào thế giới hư ảo của rừng thông xanh mướt. Men theo những con đường nhỏ rợp bóng cây. Chùa Từ Hiếu dần hiện ra với không gian thoáng đãng, sơn thủy hữu tình. Vừa mang nét giản dị vừa mang dáng dấp của kiến trúc cung đình Huế. Những nét chạm khắc tinh tế, cách trang trí gốm sứ trên các bức phù điêu với những hoa văn rồng phượng.
Ngôi chùa có 3 gian hai chái truyền thống tạo thành tổng thể khép kín. Gian chính điện là nơi thờ Tổ. Có một điều khác biệt tại chùa Từ Hiếu với những ngôi chùa khác là bên cạnh những bức tượng Tam thế phật, Phật Thích Ca thì nhà chùa còn thờ tranh thay tượng. Đây cũng là nét đặc biệt khiến chốn thờ uy nghiêm trở nên gần gũi hơn.
Chùa Thiền Lâm – nét đẹp của xứ sở chùa vàng
Chùa Thiền Lâm tọa lạc trên đồi Quảng Tế, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Vị trí vô cùng đắc địa với phong cảnh thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp và thoáng mát. Chùa Thiền Lâm còn gọi là chùa Phật đứng – Phật nằm. Thuộc hệ phái Nam Tông do ngài Hộ Nhẫn lập ra. Chùa được xây dựng vào năm 1966. và đại trùng tu năm 2014.
Chùa Thiền Lâm lại có cổng vào mang phong cách Phật giáo Nam tông nhẹ nhàng. Với những chi tiết ấn tượng, cùng với màu vàng chủ đạo, màu sắc tâm linh của chùa. Nhưng bên cạnh đó, chất thiền vẫn thể hiện rõ trong các công trình kiến trúc, không gian của ngôi chùa. Nếu xét về mặt kiến trúc, chùa Thiền Tôn mang dáng vẻ của những ngôi chùa truyền thống dát vàng ở Thái Lan có tháp hình xoắn ốc. Nhưng khi bước vào khuôn viên của chùa, bạn sẽ tưởng chừng như mình đang đến Miến Điện với xứ sở chùa vàng. Hay về lại với Ấn Độ với các kiến trúc tinh tế ở các bia mộ.
Đặc biệt, không gian xanh mát với vô số cây xanh bao quanh cũng là một điểm cộng của chùa Thiền Lâm. Khiến tổng thể chùa thêm phần nhẹ nhàng, và yên tĩnh. Đến đây, dường như mọi ưu phiền, bận rộn ngoài kia của cuộc sống đã tan biến tự lúc nào.
Chùa Huyền Không 1 – sự kết hợp giữa vẻ đẹp Nhật Bản và Ấn Độ
Chùa Huyền Không 1 là một công trình tôn giáo có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp kiến trúc Nhật Bản và Ấn Độ. Không chỉ là nơi chiêm bái Phật pháp và cầu an của nhiều Phật tử cũng như du khách gần xa. Chùa còn sở hữu vẻ đẹp độc đáo giữa khung cảnh nên thơ của xứ Huế mộng mơ.
Nhìn từ xa, chùa Huyền Không 1 hiện lên vững chãi. Tọa lạc giữa một khuôn viên khá rộng lớn với tổng diện tích lên đến 6.000 m2. Công trình tôn giáo này được quy hoạch thành một khung cảnh tràn ngập cây xanh, yên bình. Và tĩnh tại giữa vùng sông núi hữu tình của đất Thần Kinh. Trong đó, nổi bật nhất chính là một Bảo tháp Đại Giác được xây mô phỏng theo nguyên mẫu là ngôi đại tháp Mahā Bodhi Gāya ở Ấn Độ nhưng có kích cỡ nhỏ hơn. Có lẽ chính vì vậy mà ngôi chùa mang dáng vẻ Ấn Độ khá rõ nét.
Phong cách kiến trúc Huế nổi bật của Chùa Giác Lương
Chùa Giác Lương là ngôi chùa làng đầu tiên của Huế được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa quốc gia vào năm 1992. Chùa được xây hướng Nam, hình chữ nhật dài 14,60m; rộng 11,48m. Sườn mái bằng gỗ, lợp ngói liệt. Gồm 2 gian và 4 chái. Sát bên chùa có Nhà Tăng. Khuôn viên chùa được bao bọc bởi la thành hình chữ nhật, dài 79m; cao 1,20m; dày 0,50m. Mặt trước la thành xây trụ biểu. Cổng tam quan đồ sộ, trên có lầu, dưới có ba cửa ra vào. Quy mô lớn hơn nhiều ngôi quốc tự ở Huế. Trong chùa thờ 7 tượng Phật, thờ thánh Quan Công, Quan Bình, Châu Xương. Chùa có phối tự 12 vị thủy tổ các họ đã có công khai lập Làng.
Tại chùa còn lưu giữ quả chuông lớn, đúc năm 1819. Thân chuông đúc tên những người thợ rèn tài ba. Những quan lại và những người giàu có đã cúng tiền đúc chuông và trùng tu chùa. Trong khuôn viên chùa còn có các Miếu: Cao Các Thành hoàng, Đặc Tấn Phụ Quốc Thượng Tướng quân Trần Quý Công và hai vị Dương Đại Lang.
Chùa Giác Lương góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử hình thành phong cách kiến trúc chùa xứ Huế trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Nếu Huế đã quá quen thuộc với những hình ảnh lăng tẩm và đền đài. Hãy thử đặt chân đến các ngôi chùa nơi đây để cảm nhận một Huế thật “khác”. Những ngôi chùa đẹp ở Huế không chỉ là nơi mang đến cho bạn cảm giác yên bình và không khí trong lành. Mà còn là cơ hội để tìm hiểu thêm về nền văn hóa Phật Giáo đặc sắc của Huế.
Kết luận
Huế không chỉ là vùng đất thu hút dân xê dịch bởi những danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc cung đình cổ kính. Mà đây còn là cái nôi của những ngôi chùa độc đáo và đầy tính văn hóa.
Tại Huế, hiện có hơn 300 ngôi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ. Nhiều ngôi tổ đình, cổ tự nổi tiếng từ lâu như: Chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Báo Quốc, Từ Hiếu,… Mỗi ngôi chùa ở Huế không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo hòa quyện giữa con người với cảnh quan thiên nhiên. Mà còn là một địa chỉ lịch sử, văn hóa, tâm linh đặc sắc. Hãy đến và khám phá những ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất xứ Huế ngay khi có thể bạn nhé!
Nguồn: vntrip.vn