Những phép lịch sự cha mẹ hay dạy con nhưng lại không biết đó là những quan niệm sai lầm
Gia Đình Lối Sống

Những phép lịch sự cha mẹ hay dạy con nhưng lại không biết đó là những quan niệm sai lầm

6 phút, 28 giây để đọc.

Việc cha mẹ ép con chào người lạ đang vô tình khiến con cái mất đi cơ chế “tự bảo vệ”. Cư xử lễ phép là tiêu chuẩn được nhiều bậc cha mẹ đặt ra cho con cái, và xã hội cũng coi đây là thước đo để nuôi dạy con cái. Thực tế, nhìn vào cách cư xử của trẻ con, chúng ta có thể phán đoán đứa trẻ đó có được bố mẹ dạy dỗ cẩn thận hay không. Nhiều bậc bố mẹ thường nuôi dạy con phải luôn luôn lịch sự và phép tắc mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm, áp đặt sai quy tắc lễ phép, vô tình đặt con cái vào những khuôn mẫu sai lầm, ảnh hưởng tâm lý đến con cái.

Dưới đây là ba phép lịch sự có thể gây hại cho con mà các bậc cha mẹ nên xem xét, cùng tìm hiểu với Công nghệ số 365 trong bài viết dưới đây!

Cha mẹ bắt buộc con phải nhường nhịn trẻ bé hơn

Nhiều cha mẹ áp đặt rằng đứa lớn phải nhường nhịn trẻ bé hơn, tuy nhiên quan điểm lịch sự này sẽ có thể làm tổn thương ý thức của trẻ em về quyền sở hữu. Ví dụ, một bé 4 tuổi đang chơi món đồ chơi của mình, em gái 2 tuổi chạy đến đòi bằng được món đồ đó. Người mẹ chạy tới dỗ dành con bé, nói với con lớn: “Em nhỏ, con phải nhường cho em. Hãy đưa nó cho em ngay”.

Cha mẹ bắt buộc con phải nhường nhịn trẻ bé hơn

Quan niệm “kính trên nhường dưới” này khiến trẻ hoang mang về việc phải trao sở hữu của mình cho người khác, chỉ vì đối phương nhỏ tuổi hơn. Cách ứng xử này vô tình gây ra sự mất bình đẳng trong các mối quan hệ, đồng thời gieo mầm suy nghĩ cho trẻ rằng có thể ỷ lại mình bé hơn để vòi vĩnh, giằng giật, hoặc được đối xử dễ dãi hơn so với người khác.

Cha em buộc con nói lời chào

Bạn có thể bắt gặp tình huống này ở nhiều nơi: Người mẹ cùng con đi siêu thị thì gặp một cô bạn thân. Vui mừng, mẹ quay sang con trai, yêu cầu cậu bé “Chào cô đi con”. Tuy nhiên, đứa bé không những không chào, còn quay đi chỗ khác và tỏ ra không thích. Người mẹ mất vui, nghiêm mặt yêu cầu lần nữa, và khi con không tuân thủ, cô mắng con là đứa hư, không nghe lời, khó bảo… Đứa trẻ sau đó gào khóc vì tức giận.

Chào là nghi thức xã hội cơ bản

Chào là một nghi thức xã hội cơ bản, một kỹ năng mà mọi trẻ đều được đào tạo. Tuy nhiên, nếu bạn gượng ép con bật ra lời chào, mệnh lệnh này thường phản tác dụng, đặc biệt với trẻ cá tính, dễ nổi loạn. Việc nhắc nhở trẻ trước đám đông về việc chào hỏi vô tình biến trẻ thành thụ động, khiến đứa bé thu mình, ngại giao tiếp, xấu hổ với việc phải làm hài lòng người khác.

Đừng quên, tâm lý không thích chào hỏi là hết sức bình thường của trẻ, xuất phát từ việc cảm thấy xa lạ, hoặc tâm lý đang không vui, hoặc đơn giản là bé đang hướng chú ý đến điều khác.

Cơ chế “tự bảo vệ” của bé

Với trẻ nhạy cảm, có sự cảnh giác nhất định với người lạ, việc trở nên gần gũi sẽ đòi hỏi nhiều thời gian. Đó đơn thuần là cơ chế “tự bảo vệ” của bé, bởi thông qua cơ chế này, trẻ tự học cách phân biệt những người mình “có thể tin cậy” – “không thể tin cậy”, thực chất là một loại cảm xúc bản năng. Cha mẹ nên cho con cơ hội phát triển cảm xúc bản năng này, giống như một dạng “camera an ninh” của chính mình.

Dạy con chào hỏi đúng cách là biến mình thành hình mẫu cho trẻ. Ví dụ mẹ có thể chủ động niềm nở, vui vẻ với khách, trong khi đứa trẻ quan sát mẹ để học theo.

Bạn cũng có thể chủ động giới thiệu con với bạn của mình. Để trẻ dần tiếp cận với người đối diện. Khi trẻ không chào, cũng không nên đặt nặng việc này và mắng con trước đám đông. Bạn có thể về nhà, lựa lúc vui vẻ và hỏi con sao lại không chào. Đồng thời nhắc nhở con ý thức về việc chào hỏi như một biểu hiện của sự yêu quý, tôn trọng. Dần dà, bé sẽ hiểu quy tắc đơn giản đó.

Cha mẹ buộc con phải khiêm tốn khi được khen ngợi

Cha mẹ buộc con phải khiêm tốn khi được khen ngợi

Khiêm tốn là một đức tính tốt. Nhưng trong một số hoàn cảnh, việc bắt buộc trẻ phải khiêm tốn sẽ khiến bé đánh mất sự tự tin.

Ví dụ, một bà mẹ cho con tập xe. Nhiều người qua lại khen cậu bé: Con đạp xe giỏi quá. Người mẹ – với tính cách khiêm tốn vốn có đã nói. “Đâu có, mấy đứa trẻ khác còn giỏi hơn con tôi nhiều”.

Câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt này lại có tác động lớn đến cậu bé. Thay vì cảm thấy được động viên, khuyến khích; cậu bé sẽ nảy sinh sự hồ nghi. “Hóa ra mình chẳng giỏi giang gì, nhiều người giỏi hơn mình”. Thậm chí, trẻ hiểu là mẹ không đánh giá tốt những thể hiện của mình; so sánh mình không bằng những bạn khác.

Trước mỗi lời khen, điều đầu tiên cha mẹ làm không phải là khiêm tốn khước từ. Mà là học cách đón nhận. Bạn có thể sử dụng quy tắc giao tiếp. 5 điểm cảm ơn, 3 điểm hỗ trợ, 2 điểm kỳ vọng. Tức là: Bạn cảm ơn sự khen ngợi của đối phương. Sau đó bạn đề cập đến sự tích cực của trẻ để đạt thành quả. Thứ ba là bày tỏ kỳ vọng con sẽ làm tốt hơn nữa trong tương lai.

Nuôi dạy con là một việc không dễ dàng gì!

Có một câu chuyện vui: Một vị tổng thống khi được một phóng viên đặt cho câu hỏi. “Làm tổng thống khó hơn hay làm cha mẹ khó hơn?”. Vị tổng thống đã không nghĩ ngợi lâu mà trả lời rằng. “Dĩ nhiên là làm cha mẹ khó hơn. Tổng thống là một công việc được bồi dưỡng rồi bổ nhiệm. Làm cha mẹ thì không”.

Trẻ em như một mầm cây. Để mầm cây đó phát triển, trưởng thành cứng cáp thì mầm cây ấy cần sự tưới tắm; vun trồng và chăm sóc hằng ngày của người làm cha làm mẹ. Đặc biệt, trong những năm tháng đầu đời của trẻ; phương pháp chăm sóc, giáo dục của cha mẹ là nền tảng giúp trẻ lớn khôn; trở thành những công dân có ích và những người hạnh phúc.

“Làm cha mẹ” trên lý thuyết vẫn thường được xem là một “công việc” mà ai cũng phải làm; và ai cũng làm được. Thực tế, điều này có thể đúng với việc sinh con. Tuy nhiên chăm sóc, nuôi dạy và yêu thương con đúng cách thì cần phải học. Thế mới thấy những bài học về nuôi dạy con là cần thiết như thế nào. Để có thể lan tỏa những nội dung hữu ích đến thật nhiều cha mẹ. Đặc biệt là những phụ huynh còn trẻ; vốn thiếu điều kiện để có thể “học” những kỹ năng nuôi dạy con cần thiết.

Nguồn: vanhoaonline.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *