Bạn có biết rằng độ pH chính là một trong những yếu tố quan trọng để bạn đưa ra quyết định rằng bạn nên lựa chọn sử dụng loại sữa rửa mặt nào? Độ pH càng gần với pH của da bạn, thì da bạn vẫn sẽ đẹp mà không bị mất đi trạng thái tự nhiên vốn có của nó. Tuy nhiên, độ pH chỉ là một khía cạnh mà bạn cần biết. Điều bạn không được bỏ qua khi sử dụng sữa rửa mặt đó chính là đọc thành phần của nó. Trong bài viết này, Công nghệ số 365 sẽ giới thiệu một vài thành phần của sữa rửa mặt, mà đáng lẽ không nên xuất hiện.
Độ pH của sữa rửa mặt như thế nào đến làn da?
Liên tục làm rối loạn độ pH của da ở mức độ mạnh có thể khiến da gặp thêm nhiều vấn đề. Bao gồm các chứng rối loạn da thường gặp và cảm giác khô căng khi rửa bằng xà phòng dạng thanh hoặc loại sữa rửa mặt có độ pH quá cao hoặc quá thấp.
Nếu bạn đang tự hỏi “cân bằng độ pH” nghĩa là gì; thì nó dùng để chỉ các sản phẩm được pha chế với độ pH nằm trong phạm vi của làn da bình thường, khỏe mạnh. Phạm vi đó thường được cho là nằm giữa pH 4 và pH 7. Mặc dù đúng là một số sản phẩm chăm sóc da có số pH nằm ngoài phạm vi này. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, điều này không phải là lý do đáng lo ngại.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gián đoạn nhẹ về độ pH của da là tạm thời. Chẳng hạn như do sử dụng chất tẩy da chết có chứa AHA hoặc BHA có độ pH là 3,6. Hoặc kem chống nắng vật lý có độ pH là 7,5. Da tự nhiên cân bằng với độ pH bình thường của nó. Thường là trong vòng một giờ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm có tính axit kích thích da sản xuất các chất quan trọng mà nó cần để trông mịn màng, mềm mại và ngậm nước.
Mặt khác, việc sử dụng các sản phẩm có tính axit cao (pH 2,5 trở xuống) hoặc kiềm (pH 8 trở lên). Gây ra sự gián đoạn đáng kể hơn về độ pH của da. Vì vậy da sẽ mất nhiều thời gian hơn để trở lại bình thường.
Một số thành phần khác của sữa rửa mặt mà chúng ta cần quan tâm
Sodium lauryl / Laureth Sulfate
Đặc điểm: đây là chất tạo bọt trong các sản phẩm tẩy rửa. Với giá thành rẻ, SLS được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Được tìm thấy trong: dầu gội, sữa rửa mặt, chất tẩy rửa cơ thể, sữa tắm, kem đánh răng.
Xuất hiện dưới các tên: Sodium Laureth Sulfate, Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Lauryl Ether Sulfate, Anhydrous Sodium Lauryl Sulfate, Irium.
Tác hại: SLS là một chất tẩy rửa mang tình kiềm, gây khô da. Khi SLS được hấp thụ vào da chúng có thể khiến cấu trúc da thay đổi, gây kích ứng da. Theo Cục thực phẩm và dược phẩm nồng độ SLS tạm được coi là an toàn là 2%.
Nonylphenol
Chất này xuất hiện ở một số trang phục, hiện giờ ít bị tìm thấy trong mỹ phẩm. Nhưng nhìn chung bạn tuyệt đối tránh sữa rửa mặt có chứa thành phần này.
PG (Propylene Glycol) /PEG (Polyethylene glycol)
Đặc điểm: giúp sản phẩm giữ nước
Được tìm thấy trong: sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc, cơ thể, đồ trang điểm, sản phẩm làm sạch kính áp tròng.
Xuất hiện dưới các tên: Propylene Glycol, Proptylene Glycol, 1,2-Propanediol. Các chất tổng hợp liên quan: PEG (polyethylene glycol) và PPG (polypropylene glycol)
Tác hại: Có thể gây tổn thương gan và thận. Ngoài ra, nếu dùng Propylene glycol trong thời gian dài sẽ gây kích ứng, làm da trở nên khô và bị lão hoá nhanh hơn.
DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine) / TEA (Triethanolamine)
Đặc điểm: chất tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm trong phòng tắm (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội,…)
Xuất hiện dưới tên: DEA, Diethanolamine, TEA, Triethanolamine
Tác hại: Khi sản phẩm có chứa cả DEA/MEA/TEA và nitrite (dùng như chất bảo quản) chúng sẽ sinh ra nitrosamine. Một hợp chất đã được chứng minh là tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, riêng bản thân DEA khi thẩm thấu qua da trong thời gian dài có thể gây kích ứng cho da và mắt.
Parabens
Đặc điểm: Được sử dụng như một chất bảo quản
Xuất hiện dưới tên: methyparaben, propylparaben, butylparaben, ethylparaben, isobutylparaben, propyl parahydroxybenzoate.
Tác hại: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng parabens và bệnh ung thư có liên quan tới nhau. Ngoài ra parabens còn có khả năng gây nên hiện tượng lão hóa sớm ở da.
Talc/ talcum powder
Xuất hiện phần lớn trong thành phần phần rôm trẻ em, là chất có mặt trong rất nhiều sản phẩm makeup dạng bột. Talc xuất hiện trong sữa rửa mặt.
Tác hại: Talc là nguyên nhân gây ung thư phổi, ung thư buồng trứng và ung thư da. Food and Drug Administration US đã đưa ra quy định về việc sử dụng talc trong nghành công nghiệp mỹ phẩm: vẫn được sử đụng nếu được xử lý để loại bỏ asbetos (tác nhân gây ung thư) và cho vào sản phẩm với hàm lượng cho phép. Tuy nhiên không có gì đảm bảo rằng liều lượng này là an toàn thế nên tốt nhất, chúng ta nên chọn những sản phẩm không chứa talc- free ngay từ đầu để tránh điều đáng tiếc xảy ra.
Trên đây là một vài thông tin Công nghệ số 365 tổng hợp được hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Dẫu rằng thành phần sản phẩm thường khó đọc, nhưng để bảo vệ sức khỏe, thì thật sự bạn cần quan tâm đúng mực đến các thành phần sản phẩm.
Nguồn: mlamdep.com