Tình trạng nám da là một vấn đề không còn quá xa lạ đối với chị em phụ nữ, đó là tình trạng trên da xuất hiện những mảng màu nâu hoặc nâu xám. Nám da mặt là loại nám da phổ biến nhất, sự thay đổi sắc tố da có thể xuất hiện trên da mặt, môi, trán, cằm và sống mũi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như da cánh tay, cổ.
Nám da thường gặp nhất ở phụ nữ từ 20-50 tuổi (phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), nám da ở phụ nữ mang thai và sau sinh rất phổ biến. Căn bệnh này liên quan đến địa lý, chủng tộc và màu da, do phụ nữ châu Á và da màu có tỷ lệ bị nám cao hơn phụ nữ da trắng. Cùng Công nghệ số 365 tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân hình thành nên tình trạng nám da và cách phòng tránh hiệu quả nhé!
Tình trạng nám da là gì?
Melanin hay còn gọi là hắc tố là yếu tố quyết định màu da của mỗi người. Theo các nghiên cứu, melanin là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả (có thể tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ), đóng vai trò chống nắng và bảo vệ da khỏi tia UV.
Tuy nhiên, nếu được sản xuất quá nhiều sắc tố này sẽ tích tụ, tập trung tại một vùng nhất định trên da. Hiện tượng này gọi là nám da.
Ở phụ nữ, vùng nám thường xuất hiện ở hai bên gò má,mũi, cằm hoặc trán. Nám da ở phụ nữ gây nên tình trạng mất thẩm mỹ cho làn da, điều này khiến nhiều chị em trở nên e ngại, thiếu tự tin trong cuộc sống.
Có những loại nám da thường gặp nào?
Có loại nám chính thường gặp:
Nám da từng mảng: đây là loại có chân nám nông, có khả năng điều trị dứt điểm. Nám thường xuất hiện theo từng mảng màu khá nhạt…
Nám da sâu:Nám xuất hiện với nhiều đốm nhỏ. Chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì của da. Loại này thường khó điều trị, chỉ dứt điểm 80%.
Nám hỗn hợp: xuất hiện cả 2 loại nám trên, khi điều trị phải điều trị riêng cho từng loại.
Dấu hiệu của tình trạng nám da
Triệu chứng chủ yếu của nám là sự phát triển của các mảng da bị đổi màu. Mặc dù nó không đi kèm các triệu chứng khác, nhưng nám khiến làn da kém thẩm mỹ, giảm sự tự tin.
Khu vực phổ biến nhất cho các mảng nám xuất hiện là khuôn mặt. Các vị trí phổ biến bao gồm môi trên, sống mũi, má và trán. Một số ít xuất hiện trên cánh tay và cổ.
Nguyên nhân hình thành nên tình trạng nám da
Cho đến hiện tại, nguyên nhân hình thành nám vẫn chưa được đưa ra cụ thể. Nám được giải thích bởi sự hình thành quá mức melanin của tế bào sắc tố melanocytes.
Các tác nhân gây nám
- Những thay đổi về hormone trong thai kỳ, điều trị hormone, uống thuốc ngừa thai cũng là một nguyên nhân. Những thay đổi về nội tiết kích thích quá trình hình thành melanin quá mức khi da tiếp xúc với ánh mặt trời.
- Một số sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.
- Ngoài ra nám còn hình thành do chế độ ăn uống không lành mạnh, tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Có một sự thực là những người da màu khả năng nám cao hơn những người da sáng. Nghe hơi lạ, chúng ta thường thấy người có nám có da sáng màu. Đó là vì những người có làn da sáng bị nám, dễ bị nhận ra hơn.
Các thành phần thường có trong những sản phẩm trị nám mà bạn cần biết
Hydroquinone:
Làm sáng da bằng cách hạn chế và làm giảm melanocytes trên da, ngăn cản hình thành melanon. Có tác dụng làm đều màu da và cải thiện sắc tố da theo thời gian. Thành phần thường có trong sản phẩm trị nám. Tuy nhiên Hydroquinone thường gây khô da. Các sản phẩm chứa 2% Hydroquinone có độ an toàn nhất định. Nồng độ cao hơn cần có sự kê đơn của bác sĩ.
Tretinoin:
Gia tăng tốc độ tái tạo da, thông thoáng lỗ chân lông, đào thải tế bào chết và giảm thiểu hoạt động tuyến dầu. Có tác dụng giảm thiểu vết thâm, nám do ảnh hưởng của tia cực tím, cải thiện mụn sẹo, giúp da trở nên sáng mịn, đều màu hơn.
Các biện pháp phòng ngừa nám da
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời
- Chăm sóc da: nuôi dưỡng cả bên trong và bên ngoài cho da
- Luôn kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc
Nguồn: mlamdep.com